SỰ PHÁT TRIỂN CỦA BÉ TỪ 0-12 THÁNG TUỔI

SỰ PHÁT TRIỂN CỦA BÉ TỪ 0-12 THÁNG TUỔI

Sau 9 tháng “mang nặng”, vậy là cuối cùng mẹ đã được ôm trọn cục cưng bé nhỏ trong vòng tay của mình. Sẽ không còn những suy đoán về sự phát triển của thai nhi hay những hành động của bé trong bụng mẹ, giờ mẹ đã “mắt thấy, tai nghe” hết những sự thay đổi, biến chuyển nho nhỏ của con từng tháng một.

Sự phát triển của trẻ sơ sinh sẽ diễn ra rất nhanh, thay đổi rõ rệt theo tháng. Mẹ có thể thấy bé lớn lên rõ rệt và thay đổi qua từng ngày, đặc biệt là trong tháng đầu tiên.

Trẻ 6 - 9 tháng tuổi nên Khám Dinh Dưỡng Ở Đâu Tốt TPHCM? | Jio Health

1. Các mốc phát triển quan trọng:

1.1 Nâng đầu lên

  • Cuối tháng đầu tiên sau sinh: bé có khả năng cố gắng nâng đầu lên 1 xíu khi được đặt nằm sấp.
  • Cuối tháng thứ 2: bé có thể nhấc đầu lên đến 45° và đặt tay bên dưới bụng khi được đặt nằm sấp.
  • Cuối tháng thứ 4: bé có thể nâng đầu lên được 90° khi nằm sấp và kiểm soát cử động đầu tốt hơn.
  • Tháng thứ 6: bé gần như đã kiểm soát được toàn bộ đầu của mình và có thể xoay qua xoay lại để quan sát mọi vật xung quanh. Bên cạnh đó, bé có thể tự nâng đầu, ngực và bụng khỏi mặt phẳng chỉ bằng hai tay hơi chụm vào nhau và ở tư thế này, bé có thể ngẩng đầu nhìn về phía trước, bé còn cố gắng dùng một tay để nâng người.
  • Cuối tháng thứ 7: bé đã hoàn toàn kiểm soát được đầu của mình và xoay chuyển đầu qua hai bên dễ dàng.
2. Phát ra những âm thanh đầu tiên
  • Tháng thứ 2: bé bắt đầu phát ra âm thanh.
  • Cuối tháng thứ 3: bé bắt đầu bi bô, ríu rít do sự phát triển của dây thanh quản. Đến tháng thứ tư, bé bắt đầu tập nói những âm tiết đơn giản như “Ah”, “Eh”, “Oh”…
  • Cuối tháng thứ 6: bé bắt đầu biết xâu chuỗi những nguyên âm lại với nhau như “Aaoo” hoặc “Eeaa”. Điều này cũng đúng với những phụ âm như “Mh”, “Dh” và “Bh”.
  • Cuối tháng thứ 8: bé bắt đầu nói “baba” nhưng vẫn chưa hiểu được ý nghĩa của nó. Vì vậy, ai bé cũng sẽ gọi là baba.
  • Cuối tháng thứ 9: bé đã bắt chước được một số từ mặc dù phát âm của bé vẫn còn ngọng líu ngọng lo. Đến 1 tuổi, bé đã nói được “mẹ”, “ba” và một số từ đơn giản khác như “không”, “đi”…
Những điều ít biết về sự phát triển thị giác của trẻ sơ sinh - Bệnh Viện  Mắt Sài Gòn
3. Biết lật/lẫy:
  • Tháng thứ 4: nhiều bé biết lật người từ ngửa thành sấp và ngược lại.
  • Tháng thứ 6: bé thực hiện những vòng lăn liên tục, đó là cách để bé di chuyển từ chỗ này đến chỗ khác. Lúc này, cơ bụng của bé đã đủ khỏe cho hoạt động này.

4. Biết ngồi 

  • Cuối tháng thứ 2: bé có thể giữ cơ thể ở tư thế ngồi nếu có sự hỗ trợ.
  • Cuối tháng thứ 4: bé có thể ngồi thẳng lưng khi có sự hỗ trợ vì cơ cổ của bé đã phát triển đủ mạnh để tự nâng đầu lên.
  • Tháng thứ 6: bé có thể tự ngồi mà không cần đến sự hỗ trợ.
  • Tháng thứ 9: bé có thể tự ngồi một mình và ngồi trong một khoảng thời gian dài từ 7 – 10 phút.
  • Sau 10 tháng: bé có thể chuyển từ nằm sấp sang ngồi và đến khi 1 tuổi, bé có thể chuyển từ tư thế đứng sang tư thế ngồi.
5. Biết ngồi:
  • Cuối tháng thứ 2: bé có thể giữ cơ thể ở tư thế ngồi nếu có sự hỗ trợ.
  • Cuối tháng thứ 4: bé có thể ngồi thẳng lưng khi có sự hỗ trợ vì cơ cổ của bé đã phát triển đủ mạnh để tự nâng đầu lên.
  • Tháng thứ 6: bé có thể tự ngồi mà không cần đến sự hỗ trợ.
  • Tháng thứ 9: bé có thể tự ngồi một mình và ngồi trong một khoảng thời gian dài từ 7 – 10 phút.
  • Sau 10 tháng: bé có thể chuyển từ nằm sấp sang ngồi và đến khi 1 tuổi, bé có thể chuyển từ tư thế đứng sang tư thế ngồi.
Những bí quyết giúp mẹ tập cho bé ngồi vững vàng
6. Biết bò: 
  • Cuối tháng thứ 2: bé đã tự nhấc đầu lên và biết cách nâng ngực bằng cánh tay, bàn tay và cổ tay. Các kỹ năng này chính là tiền thân của động tác trườn, bò.
  • Từ tháng thứ 7 – 9: bé tập trườn, bò.
  • Cuối tháng thứ 9: kỹ năng này hoàn thiện. Việc trườn bò giúp cơ bắp của bé sẽ trở nên khỏe mạnh để đứng lên và bước đi.
7. Biết đứng và đi:
  • Tháng thứ 3: nếu bạn giữ bé đứng thẳng, chân bé sẽ chịu một phần lực và thường con sẽ co chân lên.
  • Tháng thứ 4: bé bắt đầu đẩy chân xuống đất khi được đặt trên một bề mặt nào đó.
  • Tháng thứ 6: bé sẽ đứng được và nhún nhảy khi có sự hỗ trợ.
  • Cuối tháng thứ 9: nhiều bé sẽ tự vịn vào vật cố định và đứng dậy, đứng yên một chỗ.
  • Tháng thứ 10 – 11: nhiều bé đã tự bám vào đồ vật là lần đi từng bước.
  • 1 tuổi: bé tự đứng dậy mà không cần sự hỗ trợ. Tuy nhiên, khi đứng bé cố gắng không vịn và tự bước một vài bước nhỏ.
  • Cuối tháng 11, bé sẽ tự bước đi nếu được hỗ trợ.
  • Sau 1 tuổi: bé sẽ cố gắng bước đi những bước đầu tiên một mình.
_Cre: ST_
 
Bài sau →